Đảng ta là một đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Do vậy, báo chí cách mạng là phải đi đúng theo đường lối của Đảng, phục vụ cho hoạt động lãnh đạo và cầm quyền của Đảng. Đó chính là tính đảng trong hoạt động báo chí ở nước ta. Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh, bậc thầy của báo chí cách mạng đã căn dặn người viết báo: Khi cầm bút, phải tự trả lời mấy câu hỏi: Viết cái gì? Viết cho ai? Viết để làm gì? Và cuối cùng mới là viết như thế nào?
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Các tờ báo phải lấy “chính trị làm chủ”. Hiểu “chính trị làm chủ” theo ý Bác Hồ là mục tiêu chính trị cụ thể, mục đích chung của Đảng, đất nước, dân tộc trong từng thời kỳ cách mạng.
Tính đảng trên báo chí chí thể hiện ở chỗ: qua mỗi tin, bài, người đọc có thểcảm nhận được tính đúng đắn, tính khoa học, tính cách mạng trong cácnghịquyết của Đảng; đồng thời, qua những tin, bài đăng trên báo chí, người đọc có thểthấy được những tấm gương sáng có thểhọc tập vàlàm theo, thậm chí, mỗi cán bộ, đảng viên có thể cảm nhận được dáng dấp của cơ sở, địa phương và bản thân mình trong đó, báo chí đã chia sẻ, nói hộ mình, chỉ giúp cho mình những kinh nghiệm hay, những cách làm tốt v.v...
Thông tin trên báo chí không chỉ là giúp cho đối tượng bạn đọc hiểu biết chủ trương, đường lối của Đảng, mà quan trọng hơn, là giúp cho đối tượng đọc của mình hiểu đúng bản chất sự việc của chủ trương, đường lối đó, nói như Bác Hồ “Nó phải làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”, từ đó nâng cao nhận thức, nâng tầm trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, thúc đẩy hành động; hướng lý tưởng người đọc tới mục tiêu vươn tới của Đảng. Theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đó chính là việc khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Việc tuyên truyền, đưa các quan điểm, chủ trương của Đảng vào cuộc sống nói riêng được thể hiện trên nhiều phương diện, không chỉ thể hiện ở hình thức trình bày của báo chí, mà quan trọng hơn là thể hiện ở cách tiếp cận vấn đề, giải quyết vấn đề, cách thể hiện nội dung tư tưởng trong các tin, bài. Tính đảng của báo chí trước hết thể hiện ở chỗ giải đáp được một cách có luận cứ khoa học sâu sắc và có sức thuyết phục về những nội dung cơ bản của chủ trương, nghị quyết của Đảng. Đồng thời, biết gợi mở, nêu vấn đề, tạo ra bầu không khí dân chủ trong thảo luận, phát huy trí tuệ tập thể trong học tập, quán triệt nghị quyết, góp phần làm sáng tỏ đường lối, quan điểm của Đảng, phát triển, bổ sung lý luận cách mạng. Đồng thời, báo chí phải thỏa mãn ngày càng tốt hơn yêu cầu của bạn đọc bằng những tư liệu chọn lọc, những bài viết đúng đắn, thể hiện sâu sắc, nhuần nhuyễn quan điểm, lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và ngay chính trong công tác xây dựng Đảng.
Báo chí còn phải đóng góp vào việc tổng kết lý luận và thực tiễn về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; tổng kết việc thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng trong từng lĩnh vực, từng giaii đoạn cách mạng.
Tính định hướnglàyêu cầu có tính nguyên tắc, làchức năng, nhiệm vụcơbản, đồng thời làsinh mệnh chính trịcủa báochíở Việt Nam.
Tính định hướng của báo chí không chỉ thể hiện ở việc đăng toàn văn hay trích đoạn các chỉ thị, nghị quyết, mà thể hiện một cách sinh động trên nhiều phương diện, ở nhiều góc độ trong khuôn khổ các nội dung tin, bài và hình thức trình bày. Tính định hướng trên báo chí có thể được thể hiện ở những bài viết chính luận, giới thiệu quán triệt nghị quyết, nhưng cũng có thể được thể hiện ở những tin, bài ngắn, đề cập tới những vấn đề rất nhỏ nhặt của đời sống, những suy nghĩ, ý kiến của cán bộ, đảng viên và nhân dân nhằm tuyên truyền đưa nghị quyết vào cuộc sống cũng như thể hiện sự đồng thuận với chủ trương, đường lối của Đảng.
Định hướng ở đây là định hướng tư tưởng chính trị với nền tảng là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối, nghị quyết của Đảng.
Tính định hướng là phương hướng hoạt động của báo chí bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên, đáp ứng yêu cầu của cấp ủy các cấp của mỗi thời kỳ. Báo chí bám sát những văn bản chỉ đạo của Trung ương mới nhất để cung cấp những thông tin có tính thời sự nhất, chính thống nhất.
Sẽ là phiến diện nếu quan niệm định hướng chỉ là truyền đạt, chuyển tải “ý kiến chỉ đạo” của cấp trên xuống cấp dưới. Định hướng đúng nghĩa phải là cung cấp thông tin đầy đủ, chân thực, góp phần xây dựng niềm tin (có căn cứ) và hành động (chủ động, tự giác) cho đối tượng. Định hướng do đó không thể chỉ là một chiều từ trên xuống, mà còn từ dưới lên, từ thực tiễn (đang được nhận thức) đối với cả trên lẫn dưới. Không “định hướng” gò ép, “đẽo chân cho vừa giày” khi có sự vênh nhau giữa chủ trương và thực tiễn, giữa nói và làm, giữa bức tranh được vẽ ra và cuộc sống thực.
Tính định hướng của báo chí cũng không chỉ thể hiện ở mục tiêu nâng cao nhận thức, định hướng tư tưởng cho người đọc, mà quan trọng hơn là định hướng hành động, là nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn của các cấp uỷ, tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên và cả hệ thống chính trị. Mục tiêu tính định hướng của báo chí là biến các chủ trương, nghị quyết của Đảng thành thực tiễn sinh động trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo thành các phong trào hành động cách mạng của quần chúng, là thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.
Một trong những cơ sở hàng đầu để báochí giữ vững tính định hướng là luôn tuân thủ đúng tôn chỉ, mục đích của từng báo, tạp chí. Trong mọi hoạt động của mình, các báo, tạp chí phải thể hiện đúng chức năng tuyên truyền, là diễn đàn về từng lĩnh vực theo đúng quan điểm, chủ trương của Đảng, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị từng thời kỳ.
Tính định hướng cần được thể hiện ở hai góc độ: Một là, phải luôn luôn đứng trên quan điểm của Đảng để nhìn nhận, phản ánh và giải quyết vấn đề mà báo chí đề cập. Dù đó là bài viết của một cá nhân, nhưng khi báo chí đăng, có nghĩa là đã đồng tình ủng hộ quan điểm của người viết (trừ những bài đăng trong mục trao đổi ý kiến mà một số báo chí thường làm, đưa những ý kiến trái chiều để rộng đường dư luận). Hai là, trước một vấn đề, vụ việc cụ thể đang có ý kiến khác nhau thì báochí cần nêu chính kiến của mình, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, khách quan với lý lẽ xác đáng để giúp bạn đọc hiểu rõ bản chất của sự việc, từ đó góp phần định hướng tư tưởng và ổn định dư luận xã hội. Đây mới là vấn đề khó, cần sự nhanh nhạy và có trình độ chuyên môn cao, có bản lĩnh chính trị vững vàng của người viết cũng như người duyệt bài để đăng.
Tính định hướng còn thể hiện ở sự tích cực đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận: Công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã giành được những thành tựu rực rỡ được bạn bố quốc tế ghi nhận. Tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của đất nước ngày càng được nâng cao, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện; thế trận quốc phòng - an ninh ngày càng vững chắc. Những thành tựu đó củng cố niềm tin của Nhân dân vào đường lối phát triển đất nước của Đảng; khẳng định trên thực tế vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, các thế lực thù địch trong và ngoài nước không ngừng tuyên truyền, xuyên tạc, bóp méo sự thật, phủ định thành quả cách mạng của Nhân dân ta. Trọng tâm, trọng điểm của các quan điểm sai trái, thù địch đó là tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng, đó là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; chúng xuyên tạc, phủ nhận thành quả đổi mới, hội nhập của nước ta hòng làm suy giảm niềm tin của Nhân dân vào đường lối của Đảng..
Vừa đảm bảotính định hướng, vừa hấp dẫn, báo chí sẽ đạt hiệu quả tuyên truyền cao
Tính định hướng cần đặt trong mối quan hệ hữu cơ với tính hấp dẫn mới tăng được hiệu quả định hướng. Tính định hướng không làm cho báo chí giảm tính hấp dẫn, mà trái lại nếu làm tốt việc định hướng thì sẽ góp phần tăng tính hấp dẫn của báo chí. Một báo hay tạp chí, nếu gặp đâu viết đấy, chạy theo thị hiếu tầm thường không chỉ bị cơ quan chủ quản tuýt còi, mà bạn đọc chân chính cũng không chấp nhận. Mặt khác, cần tránh lối viết theo kiểu “báo cáo hóa”, “hướng dẫn hóa” các hoạt động chuyên môn của bộ, ngành một cách xơ cứng, cốt không sai quan điểm, thì dù bài viết ấy có đúng định hướng đến mấy cũng không có giá trị vì bạn đọc sẽ tẩy chay. Do vậy, muốn nâng cao tính định hướng cần phải nâng cao tính hấp dẫn của báo chí.
Tính định hướng và tính hấp dẫn của báo chí có quan hệ mật thiết, bổ sung cho nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Tính định hướng càng đúng, càng sâu sắc, được thể hiện càng sinh động, khoa học thì tính hấp dẫn càng mạnh, sức cuốn hút càng cao. Ngược lại, tính hấp dẫn càng mạnh, báo chí càng thu hút được sự quan tâm của đông đảo người đọc, ngày càng có nhiều người đọc khát khao, mong chờ những số báo, tạp chí phát hành, thì hiệu quả tuyên truyền, phổ biến, định hướng, đưa các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng vào cuộc sống càng tốt. Với cách nhìn như vậy, tính hấp dẫn có thểnằm ngay trong nội dung định hướng, ngay trong cách định hướng của báo chí và ngược lại, tính định hướng của báo chí có thể được thểhiện thông qua tính hấp dẫn, cách tìm tòi, cách thể hiện, cách tiếp cận, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, nghị quyết của Đảng.
Để giải quyết tốt mối quan hệ này, báo chí cần tiếp tục thực hiện tốt các yêu cầu sau:
Một là, đảm bảo tính chínhthống, khoa học vàchuẩn xác trong việc tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng. Bên cạnh những tin, bài xã luận, chính luận có tính chất tuyên truyền, phổ biến quan điểm, chủ trương của Đảng một cách thường xuyên, cần có nhiều bài viết phản ánh thành tựu thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng một cách chuẩn xác, thuyết phục. Các bài viết chính luận tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, nghị quyết của Đảng phải đảm bảo có sự phân tích, lập luận một cách sâu sắc, trên cơ sở khoa học, lý luận gắn liền với thực tiễn, không viết chung chung thiếu tính thực tiễn, thiếu tính sáng tạo.
Hai là, luôn đảm bảo tính thời sự, cập nhật. Đây là những yêu cầu vừa đảm bảo tính định hướng và tính hấp dẫn của báo chí. Để đảm bảo tốt yêu cầu này, báo chí cần có những tin, bài, hình ảnh phản ánh một cách nhanh nhạy về những sự kiện có tính thời sự, nhất là những hoạt động, những nghị quyết, chỉ thị mới ban hành của Trung ương Đảng và các cấp uỷ đảng địa phương, đặc biệt là những chỉ thị, nghị quyết, văn bản hướng dẫn, quyết định... về công tác xây dựng Đảng.
Ba là, nâng cao tính chiến đấu, tính tiên phong của báo chí trên lĩnh vực tưtưởng. Báo chí chỉ thực sự có sức hấp dẫn bạn đọc, có tác dụng tốt đối với đời sống xã hội khi nó có tính chiến đấu cao, dám thẳng thắn đấu tranh, phê phán kịp thời, đúng mức các hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội và những hạn chế, yếu kém trong Đảng nói chung, trong hoạt động của các cấp uỷ, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên nói riêng. Nếu chỉ ca ngợi một chiều, né tránh, ngại va chạm, ngại phê bình, báo chí sẽ ngày càng ít bạn đọc và hiệu quả tuyên truyền, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống sẽ ngày càng hạn chế.
Bốn là, tăng cường tính trao đổi, toạ đàm vềcông tác xây dựng đảng trên báo chí. Để đáp ứng yêu cầu này, báo chí cần có nhiều bài viết có tính chất gợi mở, nêu vấn đề để trao đổi giữa các ý kiến khác nhau, qua đó làm sáng tỏ những quan điểm, đường lối của Đảng, khuyến khích tìm tòi, sáng tạo, nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn.
Năm là, đảm bảo tính thiết thực, tiện ích, hữu dụng của báo chí. Để đáp ứng yêu cầu này, một mặt, báo chí cần lựa chọn đăng những tin, bài có chất lượng, thiết thực, bổ ích, nhất là những tin, bài viết về những kinh nghiệm, những điển hình tiên tiến ở các địa phương, cơ sở; mặt khác cần cập nhật, đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu có liên quan đến công tác xây dựng Đảng một cách đầy đủ, tạo sự tiện ích cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc tra cứu, khai thác các tin, bài có tính định hướng và các văn bản của Đảng.
Sáu là, có cách tiếp cận mới mẻ, độc đáo, nội dung tin bài ngắn gọn, xúc tích. Việc đưa các chủ trương, nghị quyết của Đảng vào cuộc sống không chỉ đơn thuần là truyền đạt đến bạn đọc nội dung, tinh thần của các chủ trương, nghị quyết, mà điều không kém phần quan trọng là đưa thông tin về việc nghị quyết đã được nhận thức và thực hiện như thế nào, có gì khó khăn, vướng mắc ở cơ sở. Nét độc đáo, sự hấp dẫn của báo chí được thể hiện ở sự súc tích, ngắn gọn trong các tin, bài và được thể hiện ngay ở cách đặt tên tiêu đề, kết cấu nội dung các tin, bài trên báo chí.
Những giải pháp nâng cao tính đảng, tính định hướng trong hoạt động báo chí
Một là, các cơ quan báo chí cần làm tốt công tác cán bộ và công tác xây dựng Đảng. Cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có tư tưởng chính trị đúng đắn; tận tuỵ, gương mẫu, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Cấp uỷ, tổ chức đảng trong cơ quan báo chí phải làm tốt công tác giáo dục tư tưởng chính trị cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên và xây dựng, củng cố tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh.
Hai là, tăng cường vai trò quản lý của các cơ quan chủ quản. Bám sát chức năng, nhiệm vụ được giao, cơ quan chủ quản yêu cầu báo chí thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của mình, tích cực thông tin định hướng về những chủ trương, nghị quyết của Đảng và chương trình, kế hoạch thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong ngành, địa phương mình, phản ánh thành tựu và kết quả thực hiện các chủ trương đó; đồng thời, góp phần đấu tranh, đẩy lùi những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch.
Ba là, tăng cường vai trò và đổi mới công tác định hướng tư tưởng của Ban Tuyên giáo Trung ương. Công tác định hướng tư tưởng gần đây đã được tăng cường cùng với việc hoàn thiện các quy định trong tổ chức và hoạt động của báo chí. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục được đổi mới, nâng cao tính hiệu quả.
Bốn là, phát huy vai trò nòng cốt của các báo, tạp chí của Đảng trong việc nâng cao tính đảng, tính định hướng trong hoạt động báo chí.
Bác Hồ nói: “Tờ báo của Đảng có nhiệm vụ làm cho tư tưởng và hành động thông suốt và thống nhất” và yêu cầu “Trong báo Đảng có những mục giải thích về: Lý luận Mác-Lê nin. Tình hình thế giới và trong nước. Đường lối, chính sách đối nội và đối ngoại của Đảng và của Chính phủ. Đời sống và ý nguyện của Nhân dân. Những kinh nghiệm tốt và xấu của các ngành, các địa phương”.
Tăng cường đăng tải những bài viết có tính chiến đấu cao, góp phần đấu tranh chống các luận điệu phủ nhận lịch sử, xuyên tạc sự lãnh đạo của Đảng. Tính chiến đấu của báo chí không chỉ thể hiện ở những bài viết chỉ rõ những quan điểm sai trái, những lập luận phản bác lại những quan điểm sai trái đó, mà còn thể hiện ở ngay những bài viết sắc sảo, phản ánh chân thực, toàn diện sự lãnh đạo của Đảng trong chặng đường lịch sử 94 năm. Hiện thực lịch sử được phản ánh đúng đắn và rộng rãi chính là sự đấu tranh mạnh mẽ và hiệu quả trên mặt trận tư tưởng, lý luận. Báo chí của Đảng phải xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao tính chiến đấu, phê phán, tham gia vạch trần những âm mưu thâm độc trong việc xuyên tạc và phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Qua đó, làm rõ và đánh giá đúng sự thực lịch sử, góp phần thống nhất nhận thức tư tưởng trong xã hội về các vấn đề phức tạp, góp phần giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng của Đảng ta.